1. Triệu Thị
Trinh
Sinh năm Ất Tỵ 225 - Mậu Thìn 246)
Là nữ anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân
Ngô trong thời Bắc thuộc. Tên thật là Triệu Thị Trinh hay Triệu Trinh Nương. Sử
cũng gọi là Nhụy Kiều tướng quân, hay Lệ Hải bà vương, quê ở Cửu Chân, huyện
Nông Cống (nay thuộc vùng núi Quan Yên, miền Định Công - Thiệu Yên, tỉnh Thanh
Hóa).
Bà giỏi võ nghệ, có chí lớn. Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi
bà về việc chồng con, bà nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cỡi ách nô lệ, há chịu cúi
đầu là tỳ thiếp người ta ư?". Bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu tập
nghĩa quân, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân. Năm 1948, cuộc
khởi nghĩa bùng nổ. Giữa lúc trận chiến ác liệt với quân Ngô, anh bà đột ngột
lâm bệnh rồi mất, bà vẫn tiếp tục chỉ huy dân quân đánh đuổi quân giặc. Tướng
Ngô là thứ sử Lục Dận dùng của cải quyền tước mua chuộc một số tù trưởng khiến
một số người rời bỏ cuộc chiến đấu, rồi đem quân đàn áp nghĩa quân dữ dội. Thất
bại bà chạy đến Bộ Điền (Phú Điền, Mỹ Hóa) tự đâm cổ hy sinh trên đỉnh núi
Tùng. Về sau Lí Nam Đế có lập miếu thờ bà và truy phong là "Bật chính anh
hùng tài trinh nhất phu nhân”.
2. Trần Hữu Trí
Sinh năm Đinh Tỵ 1917 - Tân Mão
1951.Nhà văn, bút danh Nam Cao, sinh ngày
29/10/1917 tại làng Đại Hoàng, Cao Đà, huyện Nam Song, nay là xã Nhân Hậu,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư, sáng tác
văn học, nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết xã hội. Năn 1943, ông gia
nhập Hội văn hóa cứu quốc, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia hoạt động
tích cực ở quê ông. Năm 1946 nhập đoàn quân Nam tiến vào miền nam Trung bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền, báo chí và văn
nghệ ở Việt Bắc7. Ngày 30/11/1951 ông hi sinh tại bót Hoàng Đan, Gia Viễn, Ninh
Bình trên đường đi công tác vào vùng địch. Các tác phẩm chính của ông đã được
xuất bản: Chí phèo, Sống mòn, đôi mắt, truyện ngắn Nam Cao,....
Sinh năm Định Tỵ 1917- Quý Hợi 1983. Nhà khoa học, giáo sư,
sinh ngày 3/9/1917 tại Gò Dâu, Tây Ninh. Con nhà thanh bần, siêng năng, chất
phác. Sau khi đỗ tú tài toàn phần, ông được học bổng du học ở Pháp. Năm 1942 đỗ
cử nhân khoa Lí Hóa, rồi đỗ đầu kĩ sư hóa học (1943). Đến 1947 đỗ tiến sĩ quốc
gia, hạng tối danh dự với lời ban khen của Hội đồng giám khảo. Từ 1947-1956 ông
phụ trách nhiều đề tài Hóa học hữu cơ cơ cấu, là Trưởng ban khảo cứu cây thông
của viện Đại học Bordeaux Pháp. Từ 1956-1958, ông làm trưởng phòng khảo cứu
sinh học tại Sở khai thác thuốc lá và diêm quẹt ở Paris và khảo cứu các chất
gây ung thư của khói thuốc lá. Về nước từ năm 1958, ông giữ nhiều chức vụ trong
ngành đại học và trong khảo cứu khoa học. Ông luôn theo dõi và nghiên cứu hóa
học hiện đại, làm giáo sư tại trường Đại học khoa học Sài Gòn (nay là trường
Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh). Điều ông đặc biệt quan tâm là đặt nền
móng tân tiến cho nền thuật ngữ Việt Nam, tiếp tục công trình mà Hoàng Xuân Hãn
đã khởi sự. Từ năm 1970, ông cùng các đồng nghiệp gây dựng nên ủy ban soạn thảo
danh từ chuyên môn, đề ra nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên môn. Dù bận rộn
đến đâu, ông cũng vẫn đến chủ trì buổi họp của ủy ban Danh từ vào mỗi sáng thứ
7 tại bộ Giáo dục Sài Gòn. Sau 1975, ông là chủ tịch Hội trí thức yêu nước
Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sự Đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1983
ông mất, thọ 66 tuổi. Giới khoa học, văn hóa và mọi người đều có tình cảm thân
thiết đều thương tiếc ông.
4. Cao Bá Quát
Sinh năm Kỷ Tỵ. 1809 – 1854, là danh sĩ đời Tự Đức. Tự Chu
Thần, hiệu Cúc Đường. Quê làng Phú Thị huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã
Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Năm 1831, đậu á nguyên trường
thi Hà Nội. Năm 1841 quan đầu tỉnh Bắc Ninh đề cử ông với triều đình, ông được
trệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ, ít lâu, được cử chấm thi ở trường Hương
- Thừa thiên, nhưng lại phạm húy vì toan cứu vớt thí sinh giỏi, bị khép tội khi
quân nhưng vua Thiệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Quảng
Nam. Gặp khi có sứ bộ Đào Tri Phú sang Singapore công cán, ông được tha và theo
sứ bộ đi công cán chuộc tội. Sau đó, ông được phục chức cũ, rồi thăng làm Chủ sự. Năm 1854, ông phải đổi lên
Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Buồn chán, phẫn chí, ông bỏ quan theo làm
quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa ở Mỹ Lưong thất
bại, ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với hai con là Cao Bá Phùng và Cao Bá
Phong. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay nổi tiếng, ông đã trở thành
hình tượng sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy
máu để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.
5. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
Sinh ngày 12/06/1953. Quê quán Trà Vinh. Học hàm, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI. Đại biểu
Quốc hội khóa X, XII, XIII. 6/1970-12/1979, Nhập ngũ, sau đó họcđại học và làm
nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức
(1972-1979). 1/1980-3/1983, Công tác tại Viện Kỹthuật quân sự - Bộ Quốc phòng,
Thượng úy. 4/1983-4/1985, Cán bộ giảng dạy TrườngĐại học Bách khoa TP. Hồ Chí
Minh. 4/1985-7/1988, là Ủy viên Ban
Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Khoa học – Kỹ thuật rồi Phó Bí thư Thành đoàn
TP. Hồ ChíMinh. 8/1988-10/1990, làm Tùy viên giáo dục Đạisứ quán Việt Nam tại
Cộng hòa Dân chủ Đức; Đảng ủy viên Đảng bộ Đại sứ quán. 11/1990-10/1991, Học
kinh tế thị trường tại Trường Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Liên bang
Đức. 11/1991-8/1995 là Phó Chủ nhiệm Bộmôn Quản lý công nghiệp Trường Đại học
Bách khoa TP.Hồ Chí Minh rồi học thạc sỹquản lý cộng đồng tại Trường Đại học
Oregon (Mỹ) và khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại
học Harvard (Mỹ). 9/1995-4/1997 làm Trưởng khoa rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Phó Giáo sư kinh tế (1996). 5/1997-12/1999, là
thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh;
Đại biểu Quốc hội khóa X.12/1999-5/2001 là Thành ủy viên, PhóChủ tịch UBND TP.
Hồ Chí Minh. 5/2001-6/200 là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch
Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Chínhsách khoa học và Công
nghệ quốc gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào
Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giáo sư kinh tế (2002). 7/2006-7/2007 là Uỷ viên
Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại
biểu Quốc hội khóa XII. 8/2007-6/2010 là Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng
Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ
7/2010 đến nay là Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu làm Ban chấp hành Trung ương
Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được
Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Sinh ngày 11/08/1953. Quê quán ở tỉnh Vĩnh Phúc. Học
hàm, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X,
XI, là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII. 9/1971-7/1976 là sinh viên khoa
Luậtquốc tế, Trường Đại học Quan hệ quốc tế Mát-xcơ-va, Liên Xô. 10/1976-9/1981
là Cán bộ giảng dạy rồiPhó Chủ nhiệm Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà
Nội; Bí thư Đoàn trường. 9/1981-9/1982 là Học tiếng Anh tại Đạihọc Ngoại ngữ Hà
Nội. 10/1982-3/1986 là Nghiên cứu sinh tạiViện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô. 7/1986-6/1998 là Phó Vụ trưởng; quyềnVụ trưởng rồi Vụ
trưởng Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư pháp. 6/1998-3/2003 là Ủy
viên Ban Cán sự đảng,Thứ trưởng Bộ Tư pháp rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư
pháp; Ủy viên Ban Thườngvụ Hội Luật gia Việt Nam. 3/2003-1/2005 được luân
chuyển làm PhóBí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. 1/2005-8/2007, Quyền Bí thư rồi Bí thư
Tỉnh ủy Quảng Bình. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng được bầu
vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 8/2007 đến nay là Ủy viên Trung ươngĐảng,
Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đại biểu Quốc hội khóa XII. Tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung
ương Đảng; đại biểu Quốc hộikhóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII,
được Quốc hội phê chuẩn tiếptục làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
7. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang
Vinh
Sinh ngày 8/8/1953. Quê quán tại Hà Nội, là Uỷ viên Trung
ương Đảng khoá X, XI, là Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. 1970-1975 là Sinh viên
Khoa Trồng trọt,Trường Đại học Nông nghiệp. 6/1976-11/1986, công tác tại Nông
trường quốc doanh Phong Hải, tỉnh Hoàng Liên Sơn và giữ các chức vụ Đội trưởng
Sản xuất, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Kế hoạch, Phó Giám đốc, Giám đốc Nông
trường quốc doanh Phong Hải tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ 8/1982-6/1984, học tại Học
viện Quản lý kinh tế nông nghiệp cao cấp Mátxcơva - Liên Xô. 11/1986-9/1991 là
Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tỉnh Hoàng
Liên Sơn. Từ 9/1988-6/1990 học tại Học viện Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội.
10/1991-10/1993 là Uỷ viên Ban Thườngvụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước tỉnh Lào Cai. 11/1993-11/1995: Uỷ viên Ban Thườngvụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện
uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 12/1995-11/1999 là Uỷ viên Ban
Thườngvụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Lào Cai. 12/1999-12/2000 là
Uỷ viên ban Thườngvụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai.1/2001-12/2005 là Phó
Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.1/2006-3/2010 là Bí thư Tỉnh ủy
LàoCai. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng, được bầu vào Ban chấp
hành Trung ương Đảng. Từ 3/2010 là Ủy viên Trung ương Đảng,Uỷ viên Ban cán sự
Đảng,Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI
của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đạibiểu Quốc hội Khoá
XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hộiphê chuẩn làm Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Sinh ngày: 20/09/1953, quê quán ở Hải Phòng, là Tiến sỹ
Kinh tế, Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X,XI, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII.
9/1970-12/1975 là Sinh viên Học viện Mỏ - Luyện kim Preiberg, Cộng hoà Dân chủ
Đức. 3/1976-4/1981 là Cán bộ Phòng
Điện-Than,Vụ Kế hoạch Công nghiệp nặng, Ủy ban Kếhoạch Nhà nước. 4/1981-3/1983
là Cán bộ Vụ Công nghiệpDầu khí và Địa chất, Ủy ban Kế hoạch Nhànước.
3/1983-12/1987 làm Công tác tại Vụ Kế
hoạch Công nghiệp nặng, Ủy ban kế Khoạch Nhà nước, và giữ các chức vụ: Phó phòng
Dầu khí–Địa chất, Trưởng phòng Dầu khí-Địa chất. 12/1987-8/1988 làm Cán bộ biệt
phái tạiỦy ban Kinh tế đối ngoại (sau là Bộ Kinh tế đối ngoại). 8/1988-6/1990
là Chuyên viên TổThư ký Tổng hợp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. 6/1990-10/1995 là
Phó Vụ trưởng VụXúc tiến đầu tư, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Quản lý dự án, Uỷ ban
Nhà nước về Hợptác và Đầu tư. 10/1995-3/1997 Vụ trưởng Vụ Đầu tưnước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. 4/1997-3/2003 là Thứ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư. Uỷ viên
Ban chấp hành Đảng bộkhối cơ quan Kinh tế Trung ương. 3/2003-5/2003 là Phó Bí thư
Tỉnh ủyHà Tây. 5/2003-3/2006 là Phó Bí thư Tỉnh uỷ,quyền Chủ tịch UBND tỉnh rồi
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây. 3/2006-8/2007, Quyền Bí thư Tỉnh uỷrồi Bí thư Tỉnh
uỷ tỉnh Lạng Sơn. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng, được bầu
vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ 8/2007 là Uỷ viên Trung ương Đảng,Bí thư Ban cán sự
đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của
Đảng, được bầu vào Ban chấphành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XIII.
Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hộikhóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ
trưởng Bộ Công Thương.
9. Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Nguyễn
Minh Quang
Ngày sinh 15/10/1953, quê ở Hà Tĩnh, là Uỷ viên Trung ương
Đảng Khoá X, XI.. 9/1970-10/1975: Sinh viên Trường Đạihọc Nông nghiệp 3 - Việt
Bắc. 6/1976-1/1985 làm Giáo viên rồi Phó hiệutrưởng Trường trung cấp Nông
nghiệp tỉnh Lai Châu.1/1985-1/1987 Học viên Trường ĐảngNguyễn Ái Quốc tại Hà
Nội. 1/1987-12/1988 là Chuyên viên Ban Kinh tế Tỉnh ủy Lai Châu. 1/1989-3/1993
làm Phó Bí thư Thường trựcHuyện ủy Mường Lay, tỉnh Lai Châu. 4/1993-4/1995 là
Trưởng ban Tổ chứcchính quyền tỉnh Lai Châu. 4/1995-12/2000 làm Tỉnh ủy viên,
PhóChủ tịch UBND tỉnh Lai Châu. 1/2001-12/2003 là Ủy viên Ban Thườngvụ Tỉnh ủy,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu. 1/2004-12/2005 là Phó Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch
UBND tỉnh Lai Châu. 1/2006-2/2010 là Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu. Tại Đại hội đại
biểu toàn quồc lầnthứ X của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
3/2010-12/2010 là Ủy viên Trung ươngĐảng, Thứ trưởng rồi Thứ trưởng Thường trực
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ 12/2010 Ủy viên Trung ương Đảng,Phó
Bí thư rồi Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương. Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lầnthứ XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tại Kỳ
họp thứ Nhất,Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môitrường.
10. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
Sinh ngày 22/08/1953, quê quán ở Hà Nội, là Uỷ viên Trung
ương Đảng Khoá X, XI, là Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. 5/1971-9/1971 là Chiến sỹ
D36, D38, F304B.10/1971-8/1972 là Chiến sỹ trinh sátC20, E165, F312, chiến đấu
ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Lào), sau đó đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân
1. 9/1972-3/1973, tham gia chiến dịch A2 tại Quảng Trị, C4, E165, F312.
4/1973-10/1978, được đào tạo sỹ quan trinh sát tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và
đào tạo cán bộ chính trị tại trường sỹ quan chính trị. 11/1978-2/1979 là Chính
trị viên phó C1, D3 Trường Sỹ quan Lục quân 1. 2/1979-7/1979, tham gia chiến
đấu tại mặt trận Cao Bằng, chính trị viên C4, D3, E183, Quân khu 1.
8/1979-2/1981 làm Trợ lý cán bộ, Phòng Cán bộ, Trường Sỹ quan Lục quân 1.
3/1981-4/1987 là Đại úy, Trợ lý cán bộ - Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh. 4/1987-5/1992 là Thiếu tá, Trung tá, Phó trưởng ban rồi Trưởng ban Cán bộ
- Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng. 6/1992-3/1994 là Trung tá, Phó Chánhvăn phòng Ban
Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4/1994-3/1997 là Thượng tá, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Thư
ký Chủ tịch nước Lê Đức Anh 4/1997-3/2003
là trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Đại tá (9/1999). 3/2003-12/2005 là Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên. 1/2006-8/2007 là Bí thư Tỉnh ủy Thái
Nguyên. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng, được bầu vào Ban chấp
hành Trung ương Đảng. Từ tháng 8/2007: Ủy viên Trung ươngĐảng, Phó trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng, được
bầu vào Ban chấphành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp
thứ Nhất, Quốc hộikhóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông.
11. Nguyễn
Hữu Ước
Sinh 20/5/ 1953 tại xã Tiên Tiến,
huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên,
nay thuộc Hà Nội.
Năm 1970, ông nhập ngũ, tham gia lực lượng bộ đội biên phòng. Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học báo chí, trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân, sĩ quan Công an Nhân dân. Năm 1983, là Trưởng phòng biên tập Thời sự – Chính trị Báo Công an nhân dân. Năm 1997, làm Tổng biên tập Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an. Năm 2003, làm Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, được thăng hàm Thiếu tướng Công an nhân dân năm 2006. Ngày 29/7/ 2008, được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 975/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 2/12/2009, được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân. Ngày 16/7/2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng.Từ năm 2011, ông kiêm Tổng Biên tập Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV). Ông hiện cũng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1970, ông nhập ngũ, tham gia lực lượng bộ đội biên phòng. Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học báo chí, trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân, sĩ quan Công an Nhân dân. Năm 1983, là Trưởng phòng biên tập Thời sự – Chính trị Báo Công an nhân dân. Năm 1997, làm Tổng biên tập Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an. Năm 2003, làm Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, được thăng hàm Thiếu tướng Công an nhân dân năm 2006. Ngày 29/7/ 2008, được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 975/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 2/12/2009, được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân. Ngày 16/7/2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng.Từ năm 2011, ông kiêm Tổng Biên tập Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV). Ông hiện cũng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Chích
Chòe (st)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét