Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

NHÂN VẬT VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ NĂM MÙI



ĐINH MÙI
1067: Là năm sinh thiền sư Khánh Hỷ
1607: Là năm sinh Lê Duy Kỳ, con trưởng vua Lê Kính Tông, tháng 6 năm Kỷ Mùi 1619 được lập làm vua ở tuổi 12 tức Lê Thần Tông (mất 1662, thọ 56 tuổi)
1787: Là năm sinh thầy giáo triều Nguyễn Nhữ Bá Sĩ
1847: Là năm sinh Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái, xã Châu Phong (Đức Thọ, Hà tĩnh) đỗ tiến sĩ, làm quan đời Tự Đức. Vì chống cường quyền bị cách chức. Năm 1885 ông phò vua Hàm Nghi làm thủ lĩnh phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp một cách oanh liệt ông cũng là một danh sĩ của đất nước Hồng lam văn hiến (mất năm ất mùi -1895.

1907: Là năm sinh hai nhà hoạt động Cách mạng nổi tiếng Trường Chinh và Lê Duẩn, từng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
1427: Là năm diễn ra trận Chi Lăng - Xương Giang (8-10 đến 3-11-1427) trận đánh quyết định của nghĩa quân Lam Sơn diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, vây thành Đông Quan (tức Thăng Long) buộc Tổng binh Vương Thông ra hàng, đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, thừa nhận nền độc lập đất nước Việt Nam.
1907: Là năm thành lập Đông Kinh nghĩa thục. Những người sáng lập và chủ trì là các nhân sĩ yêu nước Lương Văn Can, Nguyễn Quyền...
KỶ MÙI
889: Năm sinh Ngô Quyền, anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
1019: Năm sinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, giúp nhà Lý chỉ đạo kháng chiến, hai lần đánh đuổi quân xâm lược Tống ra khỏi bờ cõi (năm 1075 và l077).
1259: Là năm sinh Trần Bình Trọng
1679: Là năm sinh nhà thơ Phan Khiêm Ích, quê xã Nhân Thắng - Gia Lương - Bắc Ninh; đỗ Thám hoa đời Lê Dụ Tôn, làm quan Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, sau thăng đến chức Thái Tể (tể tướng).
1739: Năm sinh Hồ Sĩ Đống ở Thổ đôi trang tức làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), đậu Đình nguyên Hoàng giáp, làm quan dưới thời Lê Hiển Tông đến chức Thượng thư, tước Dốc quận công, ông là một nhà thơ đồng thời là một nhà sử học, còn hàng trăm bài thơ đi sứ lưu lại trong Dao đinh sứ tập.
1799: Là năm sinh Nguyễn Văn Siêu, quê làng Kim Lũ - Hà Nội, là một nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, là quan Án Sát triều Nguyễn, đồng thời là một học giả uyên thâm, ông là bạn thân với Cao Bá Quát, hai người nổi tiếng văn chương đương thời, được suy tôn là "thần siêu Thánh Quát" mất 1872
1799: Là năm sinh Nguyễn Thu, người làng Hương Khê - Thanh Hoá đỗ cử nhân, làm quan đời vua Tự Đức, là nhà văn và nhà sử học, có tác phẩm nổi tiếng Lê Quý ký sự ghi chép lịch sử thời cuối Lê
1919: Là năm sinh Huỳnh Phú Sổ
1799: Năm mất công chúa Lê Ngọc Hân, con gái út vua Lê Hiền Tông (sinh 1770), năm 16 tuổi kết duyên với Nguyễn Huệ-Quang Trung trở thành bắc cung hoàng hậu
1919: Có hai sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ: - Ngày 20-4-1919 : Tôn Đức Thắng, thủy thủ hải quân Pháp, tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, ủng hộ nước Nga Xô-viết mới thành lập. Ngày 16-6-1919: Nguyễn Tất Thành chính thức lấy lên là Nguyễn ái Quốc gửi "Yêu sách 8 điểm" của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp).
TÂN MÙI
1751: Năm sinh Phạm Huy Ích người xã Thu Hoạch, đỗ tiền sĩ, làm quan thời chúa Trịnh Sâm, sau cùng Ngô thời Nhậm phò tá Quang Trung, ông làm Chánh sứ sang nhà thanh, ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn nổi tiếng, nhất là bản dịch Tỳ bà hành của Bạch cư Di
1871: Năm sinh Hàm Nghi, nhà vua yêu nước. Năm 1885 hạ chiếu Cần Vương, phát động phong trào chống Pháp. Năm 1888 thất bại bị chính quyền thực dân Pháp đầy đi Châu Phi (ông mất năm 1936) ở Pháp
791: Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương
1931: Năm này chứng kiến chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp đã gây cho Cách mạng Vlệt Nam những tổn thất lớn: Ngày 19-4-1931 Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương bị bắt đày đi Côn Đảo, đến 6-4-1931 thì đồng chí hy sinh trong tù.
6-6-1931: Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng và bị tòa án thực dân Pháp ở đông dương xử tử hình vắng mặt.
20- 11 - 1931: Chiến sĩ cách mạng trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp xử bắn ở Sài Gòn lúc mới mười bảy tuổi
QUÝ MÙI
1463: Là năm sinh Đàm Thận Huy, người làng Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là người nổi tiếng giỏi thơ, tham gia hội Tao đàn nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông ban khen là "Thiên Hạ đệ nhất  thi nhân" (tức người hay thơ nổi  tiếng nhất trong thiên hạ). Ông uống thuốc độc tuẫn tiết trên chiến trường Cầu Vồng - Yên Thế.
1603: Là năm sinh Nguyễn Hữu Dật, sinh tại Thăng Long, là đại công thần của chúa Nguyễn tại Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông là người có công phò tá nhiều đời chúa Nguyễn, đánh lui nhiều cuộc Nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu. Sau khi mất, ông được nhân dân ở Quảng Bình tiếc nhớ, gọi là Bồ Tát, lập đền thờ ở Thạch Xá.
1703: Là năm sinh Vũ Khâm Lân. Ông thi đỗ Đồng tiến sĩ năm 25 tuổi và bước vào chốn quan trưởng từ đó, từng được cử đi xứ Trung Quốc, lần lượt trải các chức: Đô ngự sử, Thượng thư, Tham tụng...
1763: Là năm sinh Lê Văn Duyệt, sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở gần Tiền Giang, là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam. Ông được biết đến khi tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến của ông này với quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
1823: Năm sinh Nguyễn Tư Giản, người làng Du lãm (Tiên Sơn, Bắc Ninh), đỗ Hoàng Giáp năm 21 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư Bộ lại dưới triều Tự Đức, ông mất năm 1890 để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ và phong phú.
1883: Năm sinh nhà văn cận đại Hoàng Tống Bí người làng Đông Ngọc (Từ Liêm-Hà nội) đỗ Phó bảng, không làm quan, hoạt động trong tổ chức Đông kinh nghĩa thục, bị bắt giam ở Hoả Lò (mất 1939), ông làm báo Trung Bắc tân văn, viết nhiều kịch bản tuồng đề tài dân tộc yêu nước.
1883: Năm sinh Phạm Duy Tôn, người làng Phượng Vũ (Thường Tín, Hà Tây) Có trình độ tân học, từng cộng tác với nhiều tờ báo đầu thế kỷ 20, ông là cây bút văn xuôi có nhiều truyện ngắn nổi tiếng thời bấy giờ (mất 1924).
1943: Thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua đề Cương Văn hóa Việt Nam. Là năm Bác Hồ viết Nhật ký trong tù (trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch).
ẤT MÙI
1355: Năm sinh Nguyễn Phi Khanh, là thân sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, tên thật Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 19 tuổi, làm quan dưới thời nhà Hồ, là một danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, còn để lại nhiều áng thơ văn trong tuyển tập văn học Việt Nam.
1835: Năm sinh Nguyễn Khuyến ở tầng Hoàng Xá (ý Yên, Nam Định), sau về sống ở quê nội làng Yên Đổ (Bình Lục, Hà Nam), đỗ đầu ba khoá: Thi hương, thi hội, thi đình nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đổ. ông mất năm 1910, đã để lại khoảng 300 bài thơ trong tập (Quế Sơn thi tập.)
1835: Năm sinh Tôn Thất Thuyết dòng dõi Hoàng tộc Làm quan đến Thượng thư Bộ binh đời Tự Đức, có tinh thần quật khởi. Nam 1885 phò vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành phát động phong trào Cần Vương chống Pháp (mất 1913 ở Long Châu).
1895: Năm sinh Trần Tuấn Khải, người làng Quan Xán (Mỹ Lộc- Nam Định) là nhà thơ Việt Nam yêu nước, nổi danh từ thời tiền chiến, với bút hiệu Á Nam, có nhiều tác phẩm nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, gồm cả thơ và tiểu thuyết, dịch thuật (mất 1983).
1955: Sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng, ngày 16-5-1955 tức ngày 25-3 năm Tân Mùi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
                                                                                                 MH (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét