Đó
là ngày cuối của tháng, là ngày cuối của năm và cũng có lẽ là ngày vui nhất của
năm. Ngày 30 tết! Phiên chợ cuối năm thật nhộn nhịp,đông người qua lại mua sắm,
người ta mua nhiều nhất là thức ăn để về chuẩn bị cho bữa cơm gia đình ngày cuối
năm. Dù giàu hay nghèo, dù làm ăn phiêu bạc khắp nơi cũng nhớ đến mâm cơm rướt
ông bà về ăn ăn tết cùng con cháu và bữa cơm tất niên ngày 30 tết, đây là lúc
mọi người sum họp quây quần bên nhau, để ông bà, cha mẹ có dịp gặp gỡ, trò
chuyện cùng con cháu, là lúc kể cho nhau nghe những vui buồn, khó khăn, trắc
trở trong cuộc sống của một năm qua. Đây sẽ là bữa cơm đông đủ con cháu nhất, đầm ấm nhất của mỗi gia đình.
Đến
chiều 30, là nhà cửa được dọn dẹp, quét tướt trước sau sạch sẽ, tươm tất, theo
phong tục xưa nay của ông bà ta đến ngày cuối năm nước phải đầy lu, gạo phải
đầy hủ, chén dĩa phải rửa sạch, quần áo dơ phải giặt sạch không được để sang
năm mới như để lại những buồn vui, những điều không may mắn ở lại năm cũ để năm
mới chí có những điều hạnh phúc, may mắn mà thô. Mọi người lại quây quần cùng
nhau bên tách trà thơm, trẻ con thì nôn nao bên nồi bánh tét hồng ánh lửa chờ đón giao thừa.
Và
giờ khắc giao thừa sắp đến, mọi nhà sẽ treo nêu mới trước cửa nhà gọi là để xua
đi những đều không tốt, giữ bình an cho gia đình. Phút giao thừa đã đến, trên
bàn thờ gia tiên ngát hương trầm hòa quyện với mùi hương của tách trà sen, ôi
giây phút ấy sao thiêng liêng quá! Giao
thừa với lời cầu nguyện cho gia đình ấm no hạnh phút, an lành! Và không quên hái
lộc đầu xuân, cầu cho mình sẽ gặp duyên may trong năm mới!
V.Đ (M.H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét