Ngày
1/5/1929, Đại hội toàn quốc Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội họp ở
Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ với đại biểu xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia
Tự đưa ra đề nghị giải tán Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, thành
lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn
đại biểu Bắc Kỳ ra về. Đến ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành
lập.
Tháng
10/1929, Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cánh mạng đồng chí Hội họp Đại hội tuyên bố
giải tán Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và thành lập An Nam Cộng
sản Đảng.
Tháng
1/1930, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Trong vòng nửa năm, 3 tổ chức
cộng sản đã liên tiếp ra đời. Nhận được tin có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các nhóm cộng sản này thống nhất lại. Đồng
chí Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Bộ Phương Đông, phụ trách cục phương Nam đã thay
mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập cuộc họp để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.
Ngày
3/2/1930, Hội nghị hợp nhất họp ở Cửu Long (cạnh Hương Cảng) do đồng chí Nguyễn
Ái Quốc chủ trì, có hai đại biểu của
Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự. Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp cử đại biểu đến họp. Tổng số đảng viên lúc
này có 211 người.
Sau
5 ngày (từ mồng 3 đến mồng 7 tháng 2) Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất
các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương, sách lược điều lệ tóm tắt của
Đảng và điều lệ tóm tắt của các đoàn thể quần chúng.
Hội
nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng, chấm dứt tình
trạng phân tán của phong trào cộng sản làm cho sức mạnh của hạt nhân lãnh đạo
phong trào cách mạng tăng lên gấp bội và từ ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã thực sự là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam./.
Vĩnh Hạnh (st) (M.H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét