Đây
là Tết lớn nhất của người Việt Nam, Tết Nguyên Đán, vào ngày cuối năm âm lịch và
những ngày đầu tiên của năm kế tiếp, là Tết trọng đại, thiêng liêng nhất. Tết
Nguyên Đán kéo dài từ mùng một đến hết ngày mùng ba tháng giêng, vì dân tộc ta
có câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Tết là mùa xuân,
là hạnh phúc, là sự yêu thương, sum họp gia đình, là hy vọng, là yên bình. Khi
Tết đến mọi người chuẩn bị mua sắm; sửa sang , dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa;
chuẩn bị các loại bánh, mứt để tiếp đãi
khách trong ba ngày Tết. Trong ngày 30 Tết nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm tất niên
rướt ông bà về ăn Tết cùng gia đình, mọi người trong gia đình dù đi ngược về
xui cũng sẽ quay về sum họp gia đình bên mâm cơm tất niên đằm ấm, yêu thương. Từ
thành thị, đến thôn quê đều rộng ràng đón một mùa xuân yêu thương, tràn đầy hạnh
phúc.
TẾT
HÀN THỰC
Tết
Hàn Thực được tổ chức vào ngày mồng ba tháng ba âm lịch mỗi năm. Trong dịp này
người ta nấu bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên. Ta du nhập tục lệ này của
người Trung Hoa.
TẾT
THANH MINH
Tết
Thanh minh được tổ chức vào tháng ba âm lịch hàng năm. Trong dịp này mọi người đi
thăm mộ người thân, làm cỏ quanh mộ, lau chùi, sơn phếch, sửa sang lại mộ. Bày hoa quả, bánh, nhang đèn cúng tại
mộ. Sau đó mọi người về nhà làm mâm cơm gọi là mâm cơm cúng ông bà gia tiên, đốt
giấy tiền, vàng bạc, quần áo,… cho những người thân đã khuất
TẾT
ĐOAN NGỌ
Tết
Đoan ngọ vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch hàng năm. Vào ngày Tết mọi người sẽ
làm mâm cơm thật tươm tất, chuẩn bị các loại trái cây cúng ông bà. Đây cũng là
dịp để người thân trong gia đình, dòng họ quây quần bên mâm cơm gia đình thật ấm
cúng, vui vẻ.
TẾT
TRUNG NGUYÊN
Tết
trung nguyên được tổ chức vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, là lễ Vu Lan
– mùa báo hiếu, là ngày nhớ ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Mọi
người thường nấu chè, sôi cúng ông bà, tổ tiên, hay đi chùa cầu xin cha mẹ được
sống khoẻ mạnh, an lành, hạnh phúc bên con cháu.
TẾT
TRUNG THU
Tết
Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch, là Tết của thiếu nhi, của
trẻ em. Tết Trung thu trăng tròn, sáng tỏ muôn lối, người lớn sẽ cùng ngồi bên
nhau ăn bánh trung thu, uống trà; trẻ con được cha mẹ cho mặc quần áo đẹp, được
người lớn tặng lồng đèn, quà bánh, kẹo vui chơi cùng bạn bè.
TẾT
TRÙNG CỬU
Tết
Trùng cửu được tổ chức vào ngày mùng chín tháng chín âm lịch hàng năm, tết Trùng
cửu hay còn giọ là Tết Trùng Dương. Đây cũng là Tết du nhập từ Trung Quốc. Tết Trùng cửu, người
ta có tục bỏ nhà lên núi uống rượu cúc, sau này không còn tổ chức Tết Trùng cửu
vì nó hoàn toàn theo tục lệ người Trung
Quốc.
TẾT
TRÙNG THẬP
Tết
Trùng lập được tổ chức vào ngày mùng mười tháng mười âm lịch. Đây cũng là Tết
theo người Trung Quốc. Người ta thường làm bánh dày và chè kho để cúng gia tiên
và cúng thần Trùng thập.
TẾT
TÁO QUÂN
Tết
Táo quân được tổ chức vào ngày hai mươi ba tháng mười hai âm lịch hàng năm.
Theo tục lệ ngày này Táo quân sẽ chầu Ngọc Hoàng báo cáo lại tình hình ở dân
gian trong năm. Vì vậy người ta thường mua bánh, trái cây hay nấu mâm cơn nho
nhỏ itễn đưa ông Táo về trời.
M.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét